Category: Chuyện ngàn năm


Có những lúc cuộc sống rất yên bình.

Và bạn nghĩ

Mọi việc thật nhàm chán

Bạn cảm thấy cô đơn và thất vọng

Bạn đòi hỏi phải thay đổi

Và thế giới phải suy nghĩ về bạn

Thế nhưng đó chỉ là những cảm giác nhất thời. Thế giới luôn luôn vận động, chỉ có ý nghĩ chúng ta là luôn luôn tĩnh và bị động. Chúng ta sẽ trách nhau: Tại sao? và tại sao mà quên hỏi rằng bản thân mình nên làm gì để thích nghi.

Cuộc sống rất cần sự thích nghi.

Bởi khi đó bạn sẽ làm mọi việc dễ chịu hơn.

Cuộc sống cũng rất cần sự bao dung

Bởi bạn sẽ cho đi và nhận lại rất nhiều lần, hơn cả những điều bạn mong đợi.

Và cuộc sống luôn tiến về phía trước

Đừng đỏi hỏi tại sao không giống như thời gian xưa

Bởi bây giờ chúng ta đang ở đâu?

Như thế nào?

Và ra sao?

Đôi lúc chúng ta trách cứ nhau, buồn phiền vì nhau bởi lẽ cuộc sống là vậy.

Nhưng đó chỉ vấn đế nhỏ

Hãy yêu bằng trái tim và bạn sẽ chiến thắng những lí trí đầy logic hợp lý

Vài dòng tản mạn về cuộc sống………………..

Trong mắt người yêu, bạn có phải là cô bé bướng bỉnh không?

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để biết anh ấy đánh giá thế nào về bạn và kịp thời điều chỉnh nếu có thể.

1- Mỗi khi hai người cãi nhau, bạn thường có thái độ thế nào?

a- Tỏ ra hơi “rét” một chút vì chàng đang nóng (1 điểm).

b- Tôi xù lên giận dữ khiến chàng thấy sờ sợ (3 điểm).

c- Tôi chỉ im lặng (2 điểm).

2- Nếu chàng lỡ chỉ trích điều gì, phản ứng của bạn là:

a- Chỉ trích lại (3 điểm).

b- Tôi suy nghĩ thử xem điều anh ấy nói là đúng hay sai (1 điểm).

c- Không có phản ứng gì (2 điểm).

3- Trong những lúc vui vẻ bên nhau, anh ấy có thường gọi bạn bằng những cái tên thân mật?

a- Anh thường gọi tôi là “bé con bé bỏng của bố” (1 điểm).

b- Không, chúng tôi chỉ xưng tên với nhau (2 điểm).

c- Tôi thích xưng ông và tôi cho có vẻ ngang cơ (3 điểm).

4- Mỗi lần đến nhà người yêu, bạn có bao giờ xắn tay vào dọn dẹp đồ đạc cho anh ấy không?

a- Không bao giờ (3 điểm).

b- Nếu phòng khách sạch sẽ thì thôi. Nếu bề bộn, tôi sẽ ra tay (2 điểm).

c- Tôi không biết vì chưa gặp tình huống trên (1 điểm).

5- Mỗi lần hai người tranh luận gay gắt về một vấn đề, ai là người xuống nước trước?

a- Chắc chắn không phải tôi. Việc gì phải hạ mình chứ (3 điểm)?

b- Cũng có chảnh một chút, nhưng thường là tôi tìm cách ngồ ngộ nào đó để làm hòa (1 điểm).

c- Cả hai cùng bắt tay nhau làm hòa (2 điểm).

6- Khi yêu chàng, có bao giờ bạn mơ về một cuộc sống gia đình ấm cúng sau này?

a- Không bao giờ suy nghĩ, tới đâu hay tới đó thôi (3 điểm).

b- Tôi thèm một buổi sáng được ở bên người yêu. Anh ấy ngồi uống cà phê, còn tôi cắm hoa, thật hạnh phúc (1 điểm).

c- Thỉnh thoảng cũng có suy nghĩ, nhưng chàng thường khiến tôi thất vọng nên suy nghĩ chóng qua đi (2 điểm).

Kết quả:

Từ 1 đến 6 điểm: Bạn không hề bướng bỉnh chút nào. Là cô gái nhu mì, bạn luôn làm chàng cảm thấy yên ổn. Hình như chuyện gì chàng nói, bạn đều cho là có lý và nghe theo. Thực ra, ngoan ngoãn cũng tốt, nhưng đừng quá thụ động nếu như bạn không muốn bị đặt cho biệt hiệu “con rối tình yêu”. Cứng rắn hơn một chút bạn nhé.

Từ 7 đến 12 điểm: Thỉnh thoảng bạn có hơi cứng đầu, nhưng biết tự điều chỉnh. Bạn có thể cùng anh ấy tranh luận rất quyết liệt nhiều vấn đề, không dễ bỏ cuộc nếu thấy mình có lý. Tuy nhiên, bạn sẵn sàng nhường nhịn anh ấy nếu cảm thấy hình như… trời sắp sập đến nơi. Biết cương biết nhu đúng lúc là cá tính của bạn. Đây chính là mẫu người phụ nữ năng động, hiện đại.

Từ 13 đến 18 điểm: Bạn là cô gái cứng đầu. Rất nhiều lần anh ấy phải thốt lên: “Sao em lại bướng bỉnh thế?”. Chàng bực bội đến phát điên lên vì suốt ngày phải nghe những câu hỏi lý sự… cùn. Hai từ nhường nhịn không nằm trong vốn từ điển ngôn ngữ của bạn. Theo các nhà tâm lý, phụ nữ thỉnh thoảng cứng đầu một chút cũng thú vị, nhưng rắn quá đôi khi cũng rách việc đấy.

Để Tình Yêu Mãi Xanh

Những chia sẻ sau sẽ giúp bạn duy trì hạnh phúc dài lâu bên người yêu dấu, tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy!

1. Hạnh phúc trong tay ta

Đừng mong đợi ai đó phải có trách nhiệm mang đến hạnh phúc cho bạn. Hãy biết chấp nhận, tôn trọng, yêu và chăm sóc bản thân. Nếu thật lòng mong muốn, lúc nào bạn cũng có thể làm một điều gì đó khiến bạn yêu con người mình hơn. Hãy theo đuổi những gì thật sự cần cũng như tập trung vào những đam mê thật sự của bạn. Tình yêu thường tan vỡ khi một người cảm thấy bất mãn và đổ tội cho người kia đã khiến họ không hạnh phúc.

Cuộc sống nằm trong tay mỗi người và tốt đẹp hay không tùy thuộc vào ta cả. Hãy tâm niệm rằng mình xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Tự tạo hạnh phúc cho chính mình và từ đó chia sẻ với người yêu hay người bạn đời.

2. Tuân thủ các thỏa thuận đã đề ra

Bạn cần tôn trọng những tính cách khác nhau giữa hai người. Đừng mong đợi người kia đồng ý với bạn trên mọi phương diện. Làm sao để cả hai đều hài lòng về kế hoạch đề ra và đừng tự ý thay đổi mà không báo trước. Nếu bạn và người ấy lúc nào cũng mâu thuẫn ý kiến hay người ấy luôn xin lỗi vì đã không giữ đúng kế hoạch, quan hệ của hai bạn có thể chẳng có tương lai. Nếu bạn hẹn gặp chàng buổi trưa, hãy giữ đúng hẹn hay gọi điện báo nếu bận việc đến muộn.

Nếu nghiêm túc đến với nhau, hãy tôn trọng các thỏa thuận đã đề ra vì điều này biểu hiện bạn tôn trọng chính mình và người mình yêu, đồng thời tạo niềm tin và cảm giác an toàn trong lòng người ấy.

3. Tích cực chuyện trò để hiểu thêm về nhau

Chuyện trò, chia sẻ ý nghĩ với nhau để hiểu được những điểm khác nhau giữa hai người và từ đó đưa ra các kế hoạch hay thỏa thuận mà cả hai đều cảm giác hài lòng. Đừng hơn thua với nhau. Lúc nào cũng cố tranh đấu cho thắng người kia rồi bạn cũng chẳng thấy hạnh phúc đâu. Chớ luôn miệng thốt ra những câu đại loại như: “Nếu yêu em, anh phải…” hay tranh cãi đến khi người ấy phải nhượng bộ: “Ừ, thôi thì em/anh đúng”.

4. Chia sẻ và tiếp thu những trải nghiệm sống của nhau

Mỗi người đều có những trải nghiệm sống của riêng mình và để đạt được hạnh phúc, bạn cần học cách yêu, chia sẻ và tiếp nhận các trải nghiệm của người yêu. Một tình yêu thật sự đúng nghĩa khi cả hai đều vui vẻ tiếp nhận những trải nghiệm cuộc sống của nhau và nỗ lực vun xới tình yêu đó để hạnh phúc luôn xanh chồi nẩy lộc.

5.  Sống chân thật, tránh dối trá

Hãy luôn sống thật với chính mình và với người ấy nếu bạn muốn có được một tình yêu thật sự.  Sự lừa dối chỉ khiến hai người dần xa rời nhau, ngay cả khi người yêu của bạn chưa phát hiện điều đó. Dừng giấu giếm cảm giác thật của mình, hãy mạnh dạn bày tỏ với anh ấy hay cô ấy, chẳng hạn như: “Em thấy giận khi anh cúp điện thoại như thế” hay “Em cảm giác buồn khi anh bỏ đi lúc mình đang cãi nhau và sau đó không thèm nói gì với em nữa”. Nếu yêu bạn thật lòng, anh ấy sẽ hiểu và chẳng trách bạn đâu.

6. Đừng đặt điều kiện với người yêu

Không nên cứ mong anh ấy phải đền đáp lại mỗi khi làm gì cho nhau. Những gì bạn làm cho người yêu nên xuất phát từ trái tim và hoàn toàn mang ý tự nguyện. Đừng để một ngày nào đó anh ấy lại nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm đền bù lại cho bạn vì thấy bạn coi điều đó quá to tát.

7. Biết tha thứ cho nhau

Tha thứ là khi bạn quyết định bỏ qua quá khứ và tập trung vào hiện tại. Hãy bàn bạc với nhau và thống nhất làm những gì để cải thiện tình hình trong tương lai. Nên rút kinh nghiệm quá khứ và kiên quyết tránh lặp lại những lỗi lầm xưa. Hãy tâm niệm rằng tha thứ sẽ giúp ta cảm thấy nhẹ lòng.

8. Đừng kỳ vọng quá nhiều

Đừng yêu cầu người yêu hay người bạn đời phải thỏa mãn mọi nhu cầu cuộc sống của bạn. Một mình cô ấy hay anh ấy không thể nào cho bạn mọi thứ. Cũng đừng can thiệp quá sâu cũng như cố gắng thay đổi tính cách hay lối sống của họ, vì điều đó chẳng mang lại kết quả như bạn mong đợi đâu!

9. Sống có trách nhiệm

Sống có trách nhiệm ở đây nghĩa là bạn phải nhận ra được bản thân phải làm gì để giải quyết các khó khăn hay nhu cầu thật sự của chính mình. Nếu bạn cảm giác không hạnh phúc với tình cảm hiện giờ của mình, hãy thắc mắc tại sao vấn đề lại xảy ra tương tự như trong quá khứ và tự hỏi bản thân nên làm gì để cải thiện tình hình, thay vì giận dữ hay loay hoay nghĩ cách thay đổi tính cách của người yêu.

10. Nhìn vào ưu thay vì khuyết điểm của nhau

Bạn có thể tập đánh giá cao ưu điểm của nhau trong những lúc bình thường để rồi tiến thêm một bước, hay nhìn nhận ưu điểm của người ấy trong những hoàn cảnh áp lực hơn. Hãy bảo rằng bạn yêu chàng hay nàng biết bao, bạn không hề muốn tranh cãi với nhau mà chỉ nói để hiểu nhau và cải thiện tình hình.

11. Biết nhận lỗi

Nếu xảy ra tranh cãi, hãy dành 10-15 phút để hai bên cùng suy ngẫm về những điều mà mình cho rằng người kia đã sai. Cho nhau thời gian để giải thích tại sao mình lại tức giận, mình đã làm sai những gì, những gì người này làm mà người kia không thích hay muốn thay đổi điều gì ở nhau…

12. Dành thời gian cho nhau

Dù bận rộn thế nào đi nữa, hãy cố gắng thu xếp thời gian dành cho nhau. Cùng chơi thể thao, cùng ăn tối hay đơn giản chỉ là cùng nhau ghé vào mua một vài đĩa phim yêu thích. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của tình yêu và trở nên gắn bó với nhau hơn.

Theo tuổi trẻ

Từ lâu huyết áp cao được đưa ra bàn bạc nghiên cứu trong nhiều sách, báo, hội nghị trên toàn thế giới. Còn huyết áp thấp chỉ được nhắc đến qua loa trong một số tài liệu mà lại rải rác trong nhiều chương khác nhau Ðiều đó không phải là không có lý. Vì tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến nhất là trong các bệnh tim mạch.

Biến chứng của tăng huyết áp rất nặng nề, thí dụ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Hơn nữa thuốc chữa tăng huyết áp rất nhiều và có hiệu quả rõ rệt, cách phòng tăng huyết áp đem lại nhiều ích lợi.

Trái lại, hạ huyết áp không gây biến chứng gì đáng kể, cách chữa, cách phòng đều không được kết quả lắm.

Tuy nhiên, hạ huyết áp cũng xảy ra với nhiều ng­ười và cũng gây nhiều khó chịu cho người bệnh, nên không thể không bàn đến được.


Nhưng huyết áp bao nhiêu gọi là thấp

Nên phân biệt hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là một ngư­ời huyết áp tâm thu (trước đây gọi là huyết áp tối đa) lúc bình thường vẫn trên 100 mmHg trở lên, nhưng một lúc nào đó huyết áp tâm thu đột ngột xuống quá 40 mmHg, thì gọi là tụt huyết áp. Thí dụ từ 120 xuống còn 80, hoặc 140 xuống còn 100.

Những nguyên nhân gì có thể làm huyết áp tụt như­ vậy?

Thường thường cơ thể mất nước nhiều đột ngột như: tiêu chảy, nôn mửa. . . hoặc mất máu lớn do tai nạn, vết thương gây chảy máu; có khi do chảy máu trong khó nhận thấy như chảy máu dạ dày, chửa ngoài dạ con bị vỡ. Cũng có khi, hiểm hơn, huyết áp tụt do bệnh nặng như suy tim, nhồi máu cơ tim, ung thư, nhiễm trùng nặng… Những trường hợp tụt huyết áp như­ vậy, phải nhanh chóng tìm bác sĩ giỏi khám bệnh ngay mới tìm ra nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Ðể chậm, tụt huyết áp kiểu này rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Trường hợp thứ hai lại khác hẳn, huyết áp bệnh nhân nào đó cũng thấp, huyết áp tâm thu 90 mmHg, mặc dù ng­ười đó vẫn đi lại, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Những người này chỉ hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai hoa mắt… một lúc lại đâu vào đấy. Ðôi khi thấy trống ngực, vã mồ hôi, tái mặt hoặc đang nằm mà đứng dậy đột ngột thì hoa mắt, nặng có thể ngã hoặc ngất đi vài giây.

Kiểu hạ huyết áp này thường gặp trong cùng một gia đình, và hay thấy ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Trước những trường hợp hạ huyết áp như vậy phải làm gì

Tất nhiên là phải đi khám bệnh, nhưng các bác sĩ thường chỉ thấy rất ít dấu hiệu bệnh lý; các xét nghiệm cho kết quả bình thường: chụp chiếu, điện tim, siêu âm cũng không phát hiện gì thêm…

Có thể nói rằng dấu hiệu duy nhất ở những trường hợp này là huyết áp thấp? Những huyết áp thấp “vô căn” đó, tuy ít nguy hiểm và biến chứng, nhưng nó cũng gây nhiều phiền phức khó chịu, làm phải giảm ‘”chất lượng sống” của người bệnh.

Ðể chữa những trường hợp này, cải tiến cách sống là chính, thuốc men chỉ giúp thêm. Ðây là những lời khuyên chính:

1. Ăn mặn hơn người thường. Dân ta ăn trung bình 10-12g muối mỗi ngày, phòng và chữa bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn nửa số lượng trên, tức 5g mỗi ngày, nhưng người huyết áp thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn được bao nhiêu thì hy vọng nâng được huyết áp lên bấy nhiêu. Tất nhiên mặn quá “không nuốt được”, nhưng không có hại cho người huyết áp thấp.

2. Thể dục thể thao đều đặn. Mỗi ngày, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 10-15 phút. Nên bắt đầu tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng bàn, rồi đến những môn nặng hơn như chạy, bơi, tenis, điền kinh, cử tạ… Chỉ những môn hay gây chóng mặt mới nên tránh như nhào lộn, nhảy đu, leo cao…

3. Tăng cường ăn uống cho đủ cân. Gầy quá huyết áp sẽ thấp. Chú ý ăn chất protid (đạm) như thịt, cá, trứng, đậu tương, tăng ăn rau và quả để thêm vitamin, chất xơ và chất khoáng. Nên ăn nhiều bữa nhỏ cho dễ tiêu.

4. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, và nhất là bình tĩnh. Những xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể làm huyết áp hạ thêm.

5. Cuối cùng, có thể dùng thêm một số thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ða số thuốc này chỉ nâng huyết áp được vài tiếng đồng hồ, sau đó huyết áp lại xuống như cũ. Tuy vậy, chúng cũng có ích nhất thời, khi huyết áp xuống quá khó chịu. Thí dụ: heptamyl, coramin, long não… Ðôi khi cần dùng những thuốc mạnh hơn như fludrocortison dùng khó, phải có bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Có những qui trình tưởng chừng là qui trình nhưng không phải là qui trình. Có những cái bình thường nhưng không bình thường. Có những cái thích và không thích. Tóm lại mọi vật đều bất biến. Thế có cái nào cố định và tĩnh lặng, suy cho cùng cũng là qui luật và qui luật thì cũng biến đổi theo thời gian. Ah, thì ra thế. Tự nghiệm ra và tự đúc kết. Tự cho mình và tự an ủi mình. Bình thường hay bất thường. Không ai biết trước đều gì cả. Không hiểu ư, hiểu để làm gì rùi cũng không hiểu nốt.

Tóm lại đừng nghe đừng hiểu đừng hỏi bởi vì tôi cũng không biết hehe.

Sorry giảm stress chút chút!!!